Trong giai đoạn 2020-2023, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Bình Dương được chú trọng đầu tư nâng cấp, mở rộng, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Nhiều dự án trọng điểm đã khởi công, khánh thành và đưa vào sử dụng, thúc đẩy giao thương, liên kết vùng, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, mang lại diện mạo đô thị khang trang, hiện đại, nâng cao đời sống người dân.
Ðây là sự tiếp nối của chiến lược hạ tầng giao thông đi trước một bước làm đòn bẩy phát triển mà tỉnh Bình Dương đã thực hiện rất hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội tỉnh phát triển nhanh trong thời gian qua.
Hoàn thành nhiều dự án hạ tầng giao thông tạo lực
Tiếp tục thực hiện sứ mệnh “giao thông đi trước mở đường”, các công trình trọng điểm hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2020-2023, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương phải kể đến như:
– Tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; Đề xuất thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch trung hạn 2020 – 2025.
– Cải tạo, mở rộng Quốc lộ 13 đoạn từ cầu Vĩnh Bình (Km1+315) đến ngã tư Lê Hồng Phong (Km13+990) dài 12,67km với quy mô 8 làn xe.
– Nâng cấp mở rộng tuyến đường Bùi Ngọc Thu là con đường nằm giữa của hai phường Hiệp An và Tương Bình Hiệp, thuộc TP.Thủ Dầu Một, là tâm điểm kết nối Đại Lộ Bình Dương – Nguyễn Chí Thanh – Hồ Văn Cống – Lê Chí Dân. Đường Bùi Ngọc Thu hiện tại khá đông dân cư và đã được đền bù giải phóng mặt bằng, ấn định quý 1/2021 mở rộng lên 22m với 6 làn xe.
– Tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn được coi là “quốc lộ 13 thứ 2” của Bình Dương. đã được thông xe với quốc lộ 1K và quốc lộ 1, sẽ đóng vai trò rất quan trọng để kết nối Bình Dương với TP.HCM và rút ngắn khoảng cách tới sân bay Long Thành (Đồng Nai), cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu).
– Nâng cấp ĐT.743 đoạn từ Miếu Ông Cù đến cầu Vượt Sóng Thần với quy mô 6 -8 làn xe.
– Tuyến đường Vành đai 3, vành đai 4 đoạn Bình Chuẩn – Quốc lộ 22, đang gấp rút thi công hoàn thiện.
Những công trình, dự án được đầu tư xây dựng đã góp phần làm diện mạo đô thị Thủ Dầu Một nói riêng và Bình Dương nói chung ngày càng khang trang, hiện đại, kết nối hiệu quả giữa đô thị hiện hữu với đô thị mới, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố, xây dựng và phát triển Bình Dương ngày một văn minh và hiện đại hơn.
Tiếp tục chiến lược hạ tầng giao thông đi trước tạo đột phá
Có thể dễ dàng nhận thấy tác động tích cực từ sự đầu tư trọng tâm cho hạ tầng giao thông ở tất cả các địa phương tại Bình Dương. Đơn cử như Trong thời gian qua (2015-2020) đô thị TP.Thủ Dầu Một vốn được mệnh danh là thành phố “Trung tâm của trung tâm”, có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, gia tăng các tiện ích phục vụ người dân. Hệ thống giao thông, cấp, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng và cảnh quan đô thị có bước phát triển đáng kể.
Các đường trục chính đô thị của thành phố được quan tâm đầu tư nâng cấp mở rộng hoặc mở mới, tăng tính kết nối liên vùng và khu vực, góp phần nâng cao năng lực giao thông, vận chuyển, tạo bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Trong nhiệm kỳ tới, UBND tỉnh Bình Dương với chủ trương tạo mọi điều kiện để huy động các nguồn lực thực hiện cải tạo các khu vực đô thị cũ, đầu tư xây dựng các khu đô thị mới đồng bộ, kết nối, hiện đại, có sự chuyển biến rõ nét về bộ mặt đô thị, xây dựng đô thị xanh, phát triển bền vững hợp lý, hài hòa với không gian kiến trúc, cảnh quan xung quanh; phù hợp với sự phát triển chung của đô thị loại I.
Bên cạnh việc đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, tập trung nghiên cứu về các phương án logistics, phương án vận chuyển theo quản lý tiên tiến hiện nay cũng là điều Bình Dương đang hướng tới nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa với chi phí thấp nhất. Ðó cũng là động lực cho Bình Dương tiếp tục phát triển trong tương lai.