Huyện Bàu Bàng được thành lập năm 2013 trên cơ sở tách 1 phần diện tích từ huyện Bến Cát (Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương) với tổng diện tích 33.915,69 ha và 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Lai Uyên (huyện lỵ) và 6 xã: Cây Trường II, Hưng Hòa, Lai Hưng, Long Nguyên, Tân Hưng, Trừ Văn Thố.
Từ đó đến nay, huyện Bàu Bàng chuyển mình mạnh mẽ theo định hướng trở thành huyện công nghiệp trọng điểm của tỉnh Bình Dương. Với vị trí đặc biệt thuận lợi, quỹ đất rộng, các tuyến giao thông hiện hữu như Quốc lộ 13, Quốc lộ 14 và các tuyến giao thông quy hoạch mới như Cao tốc Bàu Bàng – Mỹ Phước – Tân Vạn, Đường tạo lực Bàu Bàng – Phú Giáo – Bắc Tân Uyên, Tuyến đường sắt Xuyên Á, Bàu Bàng dễ dàng thu hút các đầu tư lớn trong và ngoài nước.
Hãy cùng Duan24h.net, tìm hiểu hiện tại Bàu Bàng đang có bao nhiêu khu công nghiệp ?
KHU CÔNG NGHIỆP BÀU BÀNG VÀ BÀU BÀNG MỞ RỘNG
Khu Công nghiệp và Đô thị Bàu Bàng và Bàu Bàng mở rộng có diện tịch 3.166 ha. Trong đó: Khu Công nghiệp và Đô thị Bàu Bàng: tổng diện tích 2.166 ha (1.000 ha là đất công nghiệp, 1.166 ha đất đô thị và dịch vụ), Khu Công nghiệp Bàu Bàng mở rộng với tổng diện tích 1000 ha (phần của huyện Bàu Bàng 892,2 ha).
Khu công nghiệp và đô thị Bàu Bàng có vị trí giao thông rất thuận lợi, nằm ngay trên tuyến Quốc lộ 13, thuộc vùng cửa ngõ giao thương quan trọng giữa miền Đông Nam bộ và miền Trung Tây nguyên.
Với những lợi thế và ưu điểm có được Khu công nghiệp và đô thị Bàu Bàng đang là điểm nóng thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều dự án quan trọng của các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, … đã được cấp phép và đang triển khai xây dựng tại đây.
KHU CÔNG NGHIỆP CÂY TRƯỜNG
Địa điểm xây dựng dự án tại xã Cây Trường II, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương với diện tích quy hoạch 700 ha. Chủ đầu tư dự án là Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH Becamex IDC.
KHU CÔNG NGHIỆP LAI HƯNG
Theo quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Bình Dương đến năm 2020, KCN Lai Hưng có diện tích 600ha tại huyện Bàu Bàng. Dự kiến, diện tích của KCN này sẽ được tỉnh Bình Dương dành để thu hút các doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN) vào đầu tư.
Qua đó hình thành nên một KCN riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao, thúc đẩy các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thu hút được các lao động tri thức và có tay nghề.