BÌNH PHƯỚC HƯỚNG TỚI NỀN HÀNH CHÍNH HIỆN ĐẠI

Bình Phước sẽ tiếp tục đầu tư nguồn lực, ứng dụng CNTT một cách mạnh mẽ nhằm xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, công khai, minh bạch.
 Đó là chia sẻ của Ủy viên TW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Văn Lợi với DĐDN.

Lưu bản nháp tự động

Bằng những hành động cụ thể, đến nay chính quyền điện tử Bình Phước đang từng bước hoàn thiện, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp.

– Thưa ông, thời gian qua, Bình Phước đã đạt được rất nhiều thành tựu trong xây dựng chính quyền điện tử, ông có thể chia sẻ đôi nét về vấn đề này?

Với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn, nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, ngày 12/9/2018, Tỉnh uỷ Bình Phước đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-TU về xây dựng chính quyền điện tử.

Sau 3 năm triển khai, tỉnh Bình Phước cơ bản đã hình thành mô hình chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Hiện nay, hệ thống chính quyền điện tử của tỉnh được vận hành cơ bản đúng lộ trình; các ứng dụng quản lý, chỉ đạo điều hành hệ thống chính quyền điện tử đảm bảo thông suốt, đạt hiệu quả tích cực về mọi mặt. Các dịch vụ công hướng đến người dân và doanh nghiệp được chú trọng phát triển và ngày càng dễ sử dụng. Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh ngày càng được công khai, minh bạch, nhanh chóng.

Bình Phước cũng là một trong những địa phương đi đầu trong việc thí điểm các dịch vụ đô thị thông minh. Đặc biệt, Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) của tỉnh đã được xây dựng và đưa vào khai thác từ tháng 9/2020. Đây là nội dung quan trọng để tỉnh triển khai ứng dụng mạnh mẽ cuộc CMCN 4.0 với những công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng tốt cho quá trình phát triển đô thị, địa phương và nhu cầu của doanh nghiệp, người dân, đồng thời giúp lãnh đạo tỉnh thuận tiện trong việc giám sát, chỉ đạo, điều hành. Bình Phước cũng vươn lên xếp thứ 9 trong cả nước về cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

– Có thể thấy, Bình Phước đã đạt được rất nhiều thành tựu trong xây dựng chính quyền điện tử. Trong quá trình triển khai công tác này, tỉnh có gặp khó khăn gì không, thưa ông?

Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Bình Phước đã triển khai thống nhất từ tỉnh đến xã, cung cấp dịch vụ công trực tuyến với 1.875 thủ tục hành chính, trong đó có 1.634 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

Xây dựng chính quyền điện tử không phải là công việc có thể hoàn thành trong “một sớm một chiều”. Trong quá trình triển khai xây dựng chính quyền điện tử, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn. Đó là, nhận thức về tầm quan trọng, vai trò của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động tác nghiệp điều hành của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và công chức chưa cao, dẫn đến thiếu quan tâm chỉ đạo, chưa phát huy được hiệu quả của hệ thống CNTT. Bên cạnh đó, thói quen dùng giấy tờ, trình độ và điều kiện sử dụng thiết bị công nghệ thông tin của người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế và chưa có thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh. Đặc biệt, nhân lực về CNTT của tỉnh còn hạn chế về số lượng và chất lượng, chưa có đội ngũ chuyên gia đủ năng lực phát triển các hệ thống thông tin cho tỉnh.

– Với cương vị lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo công tác này, theo ông, có thể rút ra những kinh nghiệm gì để xây dựng chính quyền điện tử thành công?

Cốt lõi của xây dựng chính quyền điện tử là phục vụ cho sự phát triển của tỉnh, sự thuận lợi của người dân, doanh nghiệp, do vậy, lãnh đạo tỉnh luôn quán triệt tư tưởng “việc gì có lợi cho người dân thì phải quyết liệt triển khai”. Từ thực tiễn của Bình Phước, tôi cho rằng, để xây dựng chính quyền điện tử thành công cần có sự quyết tâm và quyết liệt trong chỉ đạo, kiểm tra của lãnh đạo tỉnh về chủ trương và định hướng triển khai chính quyền điện tử, có sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị toàn tỉnh. Ở địa phương nào, sở ngành nào có sự quan tâm của lãnh đạo thì sẽ có sự chuyển biến rõ rệt ở nơi đó. Cùng với việc hướng dẫn người dân tiếp cận cách làm mới trong thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cần coi trọng việc tổ chức đào tạo “công dân điện tử” tại khu dân cư, trường học để người dân chuyển dần hình thức “công dân truyền thống” giao dịch trực tiếp, sang “công dân điện tử” tiếp cận ứng dụng CNTT để thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử…

– Theo ông, tiêu chí nào là quan trọng nhất đối với việc xây dựng chính quyền điện tử? Định hướng mà Bình Phước sẽ tập trung giải quyết trong thời gian tới là gì?

Tôi cho rằng, bất cứ việc gì muốn thành công cũng phải bắt đầu từ con người. Đặc biệt, trong cuộc CMCN 4.0 diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, muốn thành công càng phải có đội ngũ nhân sự có tài, am hiểu khoa học công nghệ, luôn sáng tạo…

Thời gian tới, cùng với việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng kỹ thuật như: triển khai hệ thống mạng cáp quang, phủ sóng 4G, 5G trên toàn tỉnh, Bình Phước sẽ xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, ưu tiên các cơ sở dữ liệu nền tảng phát triển chính quyền số; Hoàn thiện việc xây dựng, kết nối các cơ sở dữ liệu chuyên ngành với hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia….

Tỉnh Bình Phước cũng tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ CNTT và xu hướng chuyển đổi số cho đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách CNTT trong toàn tỉnh; Đào tạo “công chức, viên chức điện tử”, “công dân điện tử” để triển khai chương trình chuyển đổi số. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích, thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực CNTT nhằm đáp ứng yêu cầu ổn định, lâu dài… phấn đấu đến năm 2026, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trong đó, các giao tiếp giữa chính quyền, người dân, doanh nghiệp cơ bản diễn ra trên không gian mạng, trên môi trường số và dữ liệu số.

 

⭕Chuyên Sỉ Bán Lẻ ĐẤT NỀN BeCaMex BÌNH DƯƠNG – BÌNH PHƯỚC – TÂY NINH. ⭕ 📞 Liên hệ Phúc : 090.557.8686😚

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.

090.557.8686